ĐO VẼ LẬP BẢN ĐỒ VỊ TRÍ NHÀ CỬA

Hỗ trợ khách hàng: 0982 728 210 0936 128 409

ĐO VẼ LẬP BẢN ĐỒ VỊ TRÍ NHÀ CỬA
Ngày đăng: 26/04/2023 08:17 AM

    Thủ tục đo, vẽ, lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà ở, đất ở

    Việc đo vẽ lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà ở, đất ở trên địa bàn thành phố được tiến hành phụ thuộc vào khu vực đã có hoặc chưa có nền bản đồ địa chính có toạ độ.
    1. Đối với khu vực đã có bản đồ địa chính có toạ độ:
    Một bộ hồ sơ mẫu đã được thẩm định Sử dụng hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã được thiết lập trong giai đoạn đo vẽ thành lập bản đồ địa chính có toạ độ làm bản vẽ vị trí đất, sau đó chỉ cần đo vẽ bổ sung bản vẽ hiện trạng nhà là đủ cơ sở thành lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà ở đất ở.

    Bước 1:
    – Cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là người có nhu cầu xin cấp GCN) liên hệ và lập thủ tục tại quận, huyện.

    – Quận căn cứ trên bản đồ địa chính khu đất để cung cấp hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho người có nhu cầu.

    – Người có nhu cầu liên hệ với đơn vị có chức năng để hợp đồng thực hiện đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà dựa trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã có; sau đó thực hiện kiểm tra nội dung bản vẽ hiện trạng nhà, ký xác nhận và chuyển bản vẽ hiện trạng nhà này đến quận cùng với hồ sơ xin cấp GCN.

    Bước 2:
    – Quận kiểm tra cấp quản lý nhà nước bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất về các yếu tố hình học thửa đất như: vị trí, hình thể, diện tích… và các yếu tố thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật như: lộ giới, hẻm giới, phạm vi an toàn điện…

    – Quận tổ chức thực hiện việc kết hợp bản vẽ hiện trạng nhà với hồ sơ kỹ thuật thửa đất tương ứng để thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất mà sẽ được thể hiện trên GCN.

    – Quận trình toàn bộ hồ sơ lên Uỷ ban Nhân dân thành phố để được xét duyệt, ký GCN và cấp cho chủ sử dụng.

    2. Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính có toạ độ:
    Tiến hành đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất độc lập đối với từng căn nhà có tham khảo và đối chiếu với nền bản đồ hoặc nền sơ đồ tốt nhất đang được sử dụng tại quận, huyện.

    Bước 1:
    – Quận hướng dẫn người có nhu cầu xin cấp GCN hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí đất và bản vẽ hiện trạng nhà. Nếu việc đo đạc lập hai loại bản vẽ này giao cho cùng một đơn vị thực hiện thì sẽ thống nhất được về mặt số liệu và giảm được thời gian thực hiện; nếu giao cho hai đơn vị thực hiện, thì đơn vị đo sau phải tham khảo số liệu của đơn vị đo trước để có sự phù hợp và thống nhất về hình thể, kích thước

    – Đơn vị đo đạc bản đồ cần liên hệ trước với quận để thu thập các thông số về quy hoạch nhằm thực hiện một lần bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất trên đó thể hiện đầy đủ, chính xác vị trí, hình thể thửa đất và các ranh quy hoạch (nếu có).

    – Sau khi kiểm tra, chủ sử dụng ký xác nhận trên bản vẽ và nộp hai bản vẽ nêu trên cùng hồ sơ có liên quan cho quận, huyện.

    Bước 2:
    Tương tự như bước 2 của mục 1.2 nêu trên.

    3. Đối với khu vực đang đo đạc lập bản đồ địa chính có toạ độ:

    Trong quá trình thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính có toạ độ theo kế hoạch hàng năm; quận, huyện sẽ phối hợp với đơn vị đo đạc (đang đo vẽ bản đồ địa chính) để thực hiện song song việc đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà để khi thành lập xong bản đồ địa chính, có hồ sơ kỹ thuật thửa đất thì đồng thời có luôn bản vẽ hiện trạng nhà.

    Chuyên thực hiện:
    – Đo đạc hiện trạng nhà – đất
    – Đo đạc phục vụ công tác đền bù giải toả
    – Đo đạc phục vụ tranh chấp
    – Đo đạc lập thủ tục giao, thuê đất
    – Đo đạc lập bản đồ tổng thể phân lô
    – Đo đạc khảo sát địa hình
    – Đo đạc định vị công trình, ranh đất
    – Đo đạc tính toán khối lượng san lấp
    – Quan trắc lún nghiêng công trình
    – Thiết kế xin phép xây dựng
    – Thiết kế kiến trúc nhà dân dụng
    – Thi công san lấp mặt bằng
    – Dịch vụ công chứng, trước bạ
    – Dịch vụ xin phép xây dựng
    – Dịch vụ môi giới bất động sản
    – Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ

    Zalo
    Hotline